TỪ ĐIỂN

Tra theo từ điển:


LỊCH

Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 18/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Admin Lanh Đa | 191 lần xem | 0 bình luận

NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tuy An
thành thị xã vào năm 2025

-----


Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tuy An thành thị xã vào năm 2025 như sau:
I- TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN TUY AN ĐẾN NAY
1- Những kết quả đạt được
Tuy An là huyện bán sơn địa, nằm ven biển của tỉnh Phú Yên, có tổng diện tích tự nhiên 41.500 ha và dân số hơn 123.000 người (Niên giám Thống kê năm 2020); có tuyến Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc-Nam đi qua…, có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế biển… Những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân huyện Tuy An đã không ngừng phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đoàn kết, nỗ lực khai thác và phát huy lợi thế sẵn có gắn với thu hút các nguồn lực xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật như sau:
- Kinh tế của huyện phát triển ổn định và tăng trưởng khá; bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 12,4%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến nay dịch vụ và thương mại chiếm tỷ trọng 43,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 20,2%, đến năm 2020 hơn 150 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 46,2 triệu đồng.
- Quy hoạch, phát triển không gian kinh tế, liên kết phát triển vùng, phát triển đô thị được quan tâm thực hiện. Đã xây dựng và triển khai tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020; quy hoạch chung xây dựng thị trấn An Mỹ (dự kiến hình thành đô thị loại V trong năm 2021), quy hoạch chung đô thị Ô Loan và các quy hoạch phân khu, chi tiết xây dựng các khu dân cư và cụm công nghiệp trên địa bàn huyện… Đến nay, qua đánh giá sơ bộ, Tuy An đã đạt được 42/59 tiêu chuẩn đô thị loại IV, với tổng điểm 61,2/100 điểm[1] (Chi tiết phụ lục kèm theo).
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bộ mặt đô thị trung tâm thị trấn Chí Thạnh và vùng nông thôn có nhiều khởi sắc. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực, hiện nay toàn huyện có 10/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các loại hình dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng… được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, nếp sống văn hóa, văn minh đô thị dần được hình thành; chất lượng y tế, giáo dục ngày càng nâng cao; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 1,8%, đến cuối năm 2020 còn 3,7%; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao.
- Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định. Hoạt động của hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng cao; tinh thần đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ huyện được giữ gìn và phát huy. Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố, tăng cường, tạo tiền đề quan trọng để huyện phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
2- Một số hạn chế
- Kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng sức cạnh tranh còn thấp, chưa bền vững; nông nghiệp thuần nông còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.
- Huy động các nguồn lực đầu tư còn hạn chế; việc thu hút đầu tư các dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn; một số dự án chậm triển khai thực hiện. Thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế của địa phương.
- Không gian phát triển chưa có sự liên kết; thiếu các công trình giao thông kết nối giữa các khu vực. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đô thị loại IV theo quy định, nhất là hạ tầng đô thị, giao thông, văn hóa, thể dục thể thao…
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên một số lĩnh vực còn bất cập; quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, đô thị nhiều mặt chưa tốt. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện còn chậm; tiến độ triển khai thực hiện chương trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới chậm so với kế hoạch.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân có trường hợp còn chậm, để kéo dài. An ninh trật tự có lúc còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp.
- Công tác xây dựng đảng và hoạt động của hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế; kỷ cương, kỷ luật hành chính có mặt chưa tốt.
3- Nguyên nhân của những hạn chế
- Tuy An là huyện thuần nông, mật độ dân cư thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, tác động không thuận lợi đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
- Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực có lúc, có nơi còn hạn chế, thiếu năng động, quyết liệt. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đô thị còn yếu và thiếu.
- Nhận thức của chính quyền cơ sở đối với công tác xây dựng, phát triển và quản lý đô thị có nơi chưa đầy đủ.
II- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng, phát triển Tuy An theo hướng bền vững. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan đô thị, phát triển không gian kinh tế, liên kết phát triển vùng, tập trung vào các tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2024 đạt tiêu chí đô thị loại IV và được công nhận thị xã vào năm 2025.
2- Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, Tuy An là một trong những trung tâm tổng hợp về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 14,9%/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 42%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15,8%/năm; giá trị sản xuất các ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 17,8%/năm; thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt 68,5 triệu đồng/người.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu theo tiêu chí đô thị loại IV như: Thu nhập bình quân đầu người so với cả nước; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị; đầu mối giao thông vùng tỉnh; mật độ đường giao thông; tỷ lệ đường phố, khu nhà ở được chiếu sáng; hệ thống thoát nước mưa và chống ngập úng; thu gom, xử lý nước thải, chất thải; kiến trúc cảnh quan đô thị.
3- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
3.1- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, cảnh quan đô thị đưa huyện Tuy An thành thị xã vào năm 2025
- Rà soát, hoàn chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị Chí Thạnh và vùng phụ cận đến năm 2035 theo hướng trở thành đô thị du lịch - dịch vụ - thương mại và cập nhật vào Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sớm hoàn thiện quy hoạch phân khu 8 xã, thị trấn dự kiến lên phường (gồm các xã: An Chấn, An Mỹ, An Hòa Hải, An Cư, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Dân và thị trấn Chí Thạnh); đồng thời ban hành các quy chế, quy định liên quan để có cơ sở quản lý, thực hiện. Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội thực hiện quy hoạch, nhất là lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
- Tập trung hoàn thành những tiêu chí còn thiếu của đô thị loại IV như: Hệ thống giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước… trên cơ sở kế thừa, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, quy hoạch không gian đô thị đồng bộ với các đô thị xung quanh.
- Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cảnh quan đô thị, thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng kết hợp cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu và xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới với cơ cấu, chức năng hợp lý, tạo diện mạo kiến trúc, cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đồng bộ, bền vững; chú ý bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của huyện để tạo điểm nhấn cho đô thị Tuy An tương lai.
3.2- Tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế huyện
- Tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp cải thiện, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, lành mạnh. Chủ động tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện dự án, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, nhất là các ngành, lĩnh vực có tiềm năng lớn và trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thương mại - dịch vụ - du lịch, nông nghiệp sạch, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản chất lượng cao theo Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trọng tâm là kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, nhất là Khu Kinh tế Nam Phú Yên, để đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển bền vững.
- Khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trung tâm, chợ đầu mối, trung tâm logistics... và các loại hình du lịch trên địa bàn như: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái... theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường và phát huy giá trị các khu di tích, thắng cảnh trên địa bàn huyện gắn với thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030. Kêu gọi đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, nhất là ở khu vực trung tâm các xã, thị trấn dự kiến nâng cấp thành phường.
- Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như: Tuyến đường mới nối thị trấn Chí Thạnh với Gành Đá Đĩa; tuyến đường ven biển từ thị xã Đông Hòa đến thị xã Sông Cầu (tập trung đoạn qua địa bàn huyện Tuy An); tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn qua huyện Tây Hòa - Phú Hòa - thành phố Tuy Hòa - huyện Tuy An (giai đoạn 2).
Mở rộng, nâng cấp một số công trình để đảm bảo tiêu chí đô thị loại IV như: Tuyến ĐT 650 (ĐT 641 - cầu Xã Thuế); tuyến ĐT 649 đi di tích Quần thể Hòn Yến; tuyến ĐT 641 (Chí Thạnh- La Hai); tuyến nối Quốc lộ 1 - ĐT649 - ven biển (đoạn xã An Mỹ); mở rộng tuyến QL1 xóm bến Đầm Ô Loan; tuyến Bắc cầu Nhân Mỹ - Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân); tuyến đường số 33, 37 khu quy hoạch Nam thị trấn Chí Thạnh; tuyến nối kè sông Vét đi Thành An Thổ; nâng cấp, mở rộng nhà ga Chí Thạnh; xây dựng các tuyến đường gom dọc đường sắt; kè hạ lưu sông Kỳ Lộ; kè sông Vét xã An Dân; cải tạo, nâng cấp vỉa hè tại các tuyến đường nội thị thị trấn Chí Thạnh.
- Đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng đô thị dọc Quốc lộ 1 (đoạn giáp ranh thành phố Tuy Hòa đến giáp ranh thị xã Sông Cầu) và các tuyến ĐT 641 (đoạn thôn Phong Hậu giáp ranh với huyện Đồng Xuân), tuyến ĐT 650, tuyến ĐT 643, tuyến ĐT 649.
3.3- Xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
- Có cơ chế khuyến khích để huyện Tuy An khai thác hiệu quả các dự án huy động từ quỹ đất thông qua các hình thức đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất. Ưu tiên khai thác quỹ đất dọc các trục giao thông, các khu quy hoạch dân cư, quy hoạch các khu đô thị, các dự án khép kín khu dân cư gắn với chỉnh trang đô thị. Khuyến khích các xã, thị trấn dự kiến nâng cấp thành phường xây dựng khu dân cư theo hướng đô thị (kể cả khép kín khu dân cư).
- Khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Thực hiện cơ chế thích hợp để huy động các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo quy hoạch được duyệt. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình trọng điểm còn thiếu theo tiêu chí như: Giao thông, thương mại, dịch vụ, trung tâm văn hóa thể thao, cấp nước, cấp điện, xử lý chất thải…
- Hàng năm, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công của tỉnh; nghiên cứu giảm tỷ lệ trích nộp từ nguồn thu tiền bán quyền sử dụng đất trên địa bàn để huyện Tuy An xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị quan trọng thuộc các tiêu chí còn thiếu của đô thị loại IV. Chủ động tiếp cận, tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, vốn nước ngoài, vốn vay từ ngân sách Trung ương, của tỉnh để đầu tư các công trình trọng điểm, nâng cấp đô thị của huyện.
3.4- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác quản lý gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên, khoáng sản. Quản lý chặt chẽ đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là khu vực Đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa và các khu di tích, danh thắng. Thực hiện tốt việc quy hoạch các mỏ đất, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
- Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2025 trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường. Chú trọng thực hiện thường xuyên, liên tục công tác giáo dục, nâng cao ý thức và hành động của người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn gen quý. Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc công tác đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư theo quy định. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, làng nghề, lưu vực sông, hồ, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, khu vực ven biển và trên biển. Tăng tỷ lệ cây xanh ở đô thị và nông thôn.
- Tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án xử lý nước thải, chất thải trên địa bàn huyện. Nghiên cứu từng bước chuyển các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khỏi các khu dân cư tập trung. Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
3.5- Về văn hóa - xã hội
- Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhất là lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với nhu cầu xã hội. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, tạo điều kiện về vốn, môi trường, thông tin thị trường cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực có năng suất lao động cao, tăng dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư, tu bổ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, như: Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, quần thể Hòn Yến, Thành An Thổ, Đền thờ Lê Thành Phương, Địa đạo Gò Thì Thùng, Chùa Từ Quang…; tiếp tục lập hồ sơ công nhận di tích, thắng cảnh cấp tỉnh, cấp Quốc gia trên địa bàn huyện. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng trên địa bàn huyện, trong đó tập trung xây dựng và phát triển công viên địa chất, nâng cao quy mô, chất lượng các lễ hội văn hóa truyền thống, các làng nghề, các làn điệu dân ca,