TỪ ĐIỂN

Tra theo từ điển:


LỊCH

QUI TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠC LÁ LÚA

Phòng BVTV | 20591 lần xem | 1 Đính kèm | 0 bình luận

I. Mục tiêu

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật để phòng, chống bệnh bạc lậ lúa (cháy bìa lá) hiệu quả, góp phần tăng năng suất và đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững.

II. Phạm vi áp dụng

Quy trình kỹ thuật này được phổ biến và áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất lúa.

III. Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, phát triến của bệnh bạc lá lúa

1. Triệu chứng

  • Vết bệnh xuất hiện từ mép lá, thường từ chóp lá, mút lá, sau đó lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, hoặc vết bệnh xuất hiện ngay giữa phiến lá lan rộng ra.
  • Thông thường ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ được phân biệt rõ ràng theo đường gợn sóng màu vàng hoặc viền nâu.
  • Trong điều kiện ẩm độ cao, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn có màu vàng đục, khi giọt dịch keo đặc lại rất cứng có màu nâu hổ phách. Bệnh hại nặng làm lá lúa khô xác.

2. Tác nhân gây bệnh

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae gây ra. Nhiệt độ thích họp cho vi khuẩn phát triển là 26-30°c, pH thích hợp là 6,8 - 7, ẩm độ không khí trên 90%. Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa xâm nhập vào lá lúa qua lỗ khí khổng và các vết thương cơ giới trên lá. Tùy vào mức độ mưa, bão làm va chạm gây sát thương lá lúa mà bệnh phát sinh rộng hay hẹp.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển

  • Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa gió, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.
  • Những ruộng bón quá nhiều đạm, bón lai rai, bón phân không cân đối, cây lúa xanh tốt, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích luỹ cao thì cây dễ nhiễm bệnh nặng. Những chân ruộng

chua, trũng, đặc biệt là những vùng đất hẩu, hàng lúa bị bóng cây che phủ thì bệnh phát triển mạnh hơn.

  • Các giống lúa khác nhau thì mức độ mẫn cảm với bệnh cũng khác nhau; giai đoạn lúa làm đòng - trỗ đến chín sữa là giai đoạn lúa mẫn cảm nhất với bệnh và cũng gây thiệt hại năng suất cao nhất.
  • Vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hạt hoặc tàn dư cây bệnh, ngoài ra còn tồn tại ở dạng viên keo vi khuẩn, trên cỏ dại. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vi khuẩn lại tiếp tục phát sinh và gây hại.

IV. Biện pháp phòng chống

Giải pháp quan trọng nhất để chủ động phòng, chống bệnh bạc lá lúa là sử dụng giống lúa chống chịu bệnh và áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác, cần tập trung vào một số điểm sau:

1. Sử dụng giống chống chịu bệnh

Chọn giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá đế đưa vào gieo cấy, đặc biệt là vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc.

Đối với những vùng thường xuyên bị bệnh nặng cần rà soát, điều chỉnh cơ cấu giống, sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu hoặc ít nhiễm bệnh. Hạn chế gieo trồng các giống lúa chất lượng nhưng nhiễm bệnh bạc lá nặng trong mùa vụ có nhiều mưa bão.

2. Bố trí thời vụ

Tùy theo vùng có thể bố trí thời vụ hợp lý đế giai đoạn lúa đòng - trỗ - chín sữa vào thời gian ít mưa, bão.

3. Biện pháp canh tác

Ngay từ đầu vụ áp dụng các gói kỹ thuật canh tác như: kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI), “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng họp IPM. Trong đó, tập trung vào các biện pháp như giảm mật độ gieo cấy, chăm sóc, bón thúc sớm, bón tập trung và cân đối N:P:K để tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng phát triển tốt và tăng khả năng chống chịu bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Khi bệnh xuất hiện, dừng ngay bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng.

4. Thuốc Bảo vệ thực vật

Tại những vùng thường xuyên bị bệnh bạc lá nặng, giống nhiễm nặng, có thể sử dụng một số thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có hoạt chất Bỉsmerthiazol, Copper hydroxide, Oxolinic acỉd, Thiodiazole zinc, Thiodiazole copper, ... để phun sau đợt mưa giông hoặc khi bệnh mới xuất hiện (tỷ lệ bệnh dưới 5%) theo chỉ dẫn của cơ quan chuyên ngành BVTV hoặc theo hướng dẫn ghi trên bao bì để phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của bệnh.

V. Tổ chức thưc hiên 

Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức, triển khai, hướng dẫn nông dân áp dụng Quy trình kỹ thuật này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh cần báo cáo ngay về Cục Bảo vệ thực vật để kịp thời điều chỉnh cho phù họp điều kiện thực tế của sản xuất./.

CỤC BẢO VỆ THựC VẬT

 

Gửi bình luận

Vui lòng đợi ...