TỪ ĐIỂN

Tra theo từ điển:


LỊCH

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP CÂY KHỔ QUA

30/11/2017 | Cây rau
Phòng BVTV | 22498 lần xem | 0 bình luận

I. KỸ THUẬT CANH TÁC KHỔ QUA

1.  Giới thiệu

Khổ qua (Momordica charantia L., họ Cucurbitaceae) có nguồn gốc vùng Châu Á nhiệt đới, có thể là Đông Ấn và Nam Trung Quốc. Khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên trồng được quanh năm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 35oC, vũ lượng 1500 - 2500 mm và cao độ đến 1000 m. Cây chịu đựng được nhiều điều kiện đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất trên đất thoát thủy tốt, giàu chất hữu cơ.

Khổ qua có quả ăn được có vị đắng, đặc biệt mang nhiều công dụng. được dùng để ăn tươi. Có thể dùng quả khô, hạt và lá để làm thuốc. Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.

2. Đặc tính sinh học

Cây leo quấn hằng niên, thân mọc dài đến 5 m. Lá đơn, mọc cách, lá xẻ 3 - 9 thùy. Hoa đơn phái cùng cây, hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng, hoa đực có có cuống ngắn. Hoa cái có cuống dài, bầu noãn hạ, phát triển rất nhanh trước và sau khi thụ phấn. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là ong. Trái ăn tươi có thể thu hoạch 2 tuần sau khi thụ phấn. Trái chứa từ 20 - 30 hạt.

Khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên trồng được quanh năm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 35oC, vũ lượng 1500 - 2500 mm và cao độ đến 1000 m. Cây chịu đựng được nhiều điều kiện đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất trên đất thoát thủy tốt, giàu chất hữu cơ.

3. Sản xuất khổ qua an toàn

Khổ qua được sử dụng như là loại rau ăn quả. Tuy nhiên, rau là một trong những loại cây sâu bệnh thường gây hại. Rau an toàn (RAT) ngày càng trở nên nhu cầu bức thiết trong đời sống hàng ngày của người dân, không những ở thành thị mà cả nông thôn. Cần áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Để đáp ứng quy trình kỹ thuật sản xuất RAT thì cần chú ý một số vấn đề

3.1. Vùng sản xuất RAT

 Phải nằm trong vùng được Sở NN và PTNT qui hoạch có đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn. Phải đánh giá các mối nguy cơ về hoá học, sinh học, vật lý tại vùng sản xuất và vùng liền kề cũng như­ xem xét các tài liệu có liên quan xem có các mối nguy cơ tiềm ẩn nào hay không.

3.2. Yêu cầu chất lượng RAT

* Chỉ tiêu nội chất: Khi sản phẩm không chứa các dư lượng dưới đây vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế: Dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng đạm nitrat (NO3-) và mức độ nhiễm vi sinh vật chủ yếu.

* Chỉ tiêu hình thái: Rau phải giữ nguyên đặc tính giống, thu hoạch đúng độ chín tươi đẹp về màu sắc, sạch sẽ về mẫu mã, không mang mầm sâu bệnh hoặc khuyết tật khác, bao gói thích hợp.

3.3. Nguyên tắc sản xuất RAT

- Chọn đất: Đất trồng phải cao, thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau. Tốt nhất là đất cát pha thịt nhẹ hay đất thịt trung bình có tầng canh tác 20–30 cm; không chịu ảnh hưởng chất thải công nghiệp, giao thông, bệnh viện, nghĩa trang, khu dân cư, chuồng trại, không nhiễm chất độc hại cho con người và môi trường. 

- Nước tưới:

* Trong rau xanh, nước chiếm trên 90% trọng lượng nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó cần sử dụng nước sạch để tưới cho rau. Tốt nhất nên dùng nước ngầm từ các giếng khoan. Ngoài ra còn có thể dùng nước sông, ao hồ không ô nhiễm để tưới rau. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV phun tưới cho cây.

* Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau

- Giống: Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải nắm rõ lý lịch giống để tác động biện pháp kỹ thuật thích hợp. Hạt giống cần phải được xử lý trước khi trồng

-  Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiên chế độ luân canh lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

- Phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Tuỳ mỗi loại cây trồng mà có chế độ bón, lượng phân bón khác nhau.  Sử dụng phân hoá học hợp lý và cân đối theo tiêu chuẩn cụ thể trong qui trình qui định cho từng loại rau. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn nên kết thúc bón trước thu hoạch 7 -10 ngày. Với những loại có thời gian sinh trưởng dài nên kết thúc bón phân hoá học trước thu hoạch 10 – 12 ngày. Ngưng phun phân bón lá trên rau ăn lá 5-10 ngày trước thu hoạch.

- Phòng trừ sâu bệnh: Việc sử dụng thuốc trừ sâu cho cây rau thường phải đảm bảo 2 mục tiêu chính là mang lại hiệu quả, tức là phải ngăn chặn được các loại sâu hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của rau xanh và phải an toàn cho người tiêu dùng, lượng thuốc lưu tồn trong rau khi thu hoạch không cao hơn mức cho phép. Việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc. Do đó, để có năng suất và chất lượng tốt thì khi sử dụng thuốc BVTV cho cây rau phải cần chú ý một số vấn đề sau đây:

* Trong sản xuất nên áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Luân canh cây trồng hợp lý; sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh; chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý; bắt sâu bằng tay, sử dụng các chế phẩm sinh học, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp quản lý sâu bệnh thích hợp

* Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tính độc thuộc nhóm I và II. Về nguyên tắc nên chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với các loại thiên địch, nên kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 10 ngày và ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc. Đặc biệt là phải bảo vệ và sử dụng các loại thiên địch có ích để khống chế các loại sâu hại.

Khi sử dụng thuốc cần lưu ý: Nên chọn thuốc nhanh phân hủy, không nên tăng liều lượng sử dụng, không nên pha trộn nhiều loại thuốc trừ sâu lại với nhau mà không có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cần giữ đúng thời gian cách ly của từng loại thuốc, phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc BVTV là đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc.

- Thu hoạch: đúng độ chín thương phẩm của từng loại rau, đảm bảo đúng thời gian cách ly của phân bón và thuốc BVTV. Không nhúng ủ rau tươi bằng các hoá chất BVTV. Rửa rau nơi nguồn nước sạch.

4. Kỹ thuật canh tác khổ qua

4.1. Thời vụ

Trồng được quanh năm, tốt nhất là vụ Đông Xuân.

4.2. Giống

+ Giống lai F1:

- Giống Polo 192 và May 185 (Chiatai): Là giống lai F1 do công ty Trang Nông phân phối có sức sinh trưởng mạnh, trái dài, suông đẹp, đầu đuôi trái hơi nhọn, gai nở to xanh bóng, thịt dày, độ đắng trung bình. Chiều dài trái 24-25 cm và trọng lượng 150-170 g (Polo 192), dài 20 cm và nặng 120-140 g (May 185), năng suất cao, trồng quanh năm.

- Giống khổ qua lai F1 số 242: Do công ty Hai Mũi tên Đỏ phân phối, cây sinh trưởng tốt ở mọi thời vụ, kháng bệnh đốm lá (Cercospora). Thời gian bắt đầu thu hoạch trái 38-40 ngày sau khi gieo và kéo dài 1,5-2 tháng. Năng suất 3-4,5 kg/cây. Chiều dài trái 19-22cm, màu xanh sáng, rất bóng, gai lớn thẳng.

- Giống Innova II: Do Công ty CP Giống cây trồng miền Nam phân phối, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt được quanh năm. Trái thon dài 1416 cm. Trái nặng 140 – 160 kg, màu xanh mỡ, gai liền, da bóng đẹp, thịt dày, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Thu hoạch từ 34-35 ngày sau khi gieo. Thời gian thu kéo dài 50-55 ngày. Năng suất 20-30 tấn/ha, tùy theo mùa vụ mà mức độ chăm bón.

- Khổ qua lai Sumo 742: Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt trồng được quanh năm. Trái thon dài 22-24 cm, trái nặng 180-200 gr, màu xanh mỡ, gai liền, da bóng đẹp, thịt dày, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Thu hoạch từ 34-35 ngày sau khi gieo. Thời gian thu kéo dài 50-55 ngày. Năng suất 20-30 tấn/ha, tùy theo mùa vụ và mức độ chăm bón.

- Khổ qua lai BIG 14: Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Ít nhiễm bệnh thối nhũn. Lá to, cọng nhỏ, màu vàng xanh, ngon ngọt. Cho thu hoạch 20-15 ngày sau cấy hay 40-45 ngày sau gieo. Năng suất cao 25-30 tấn/ha.

- Khổ qua lai BIG 49: Sinh trưởng mạnh chống chịu tốt, trái dài 16-18 cm, nặng 160-165 g. Gai lớn, da bóng, đường gai liền, xanh trung bình, thịt dày cứng, chịu vận chuyển xa. Thu trái 36 ngày sau gieo sạ. Năng suất 35-40 tấn/ha.

+ Giống địa phương:

- Giống TH-12: Do Công ty CP Giống cây trồng miền Nam  chọn lọc từ giống khổ qua mỡ địa phương. Giống cho trái sớm, bắt đầu thu trái 40 NSKG, trái dài 18 -20 cm, thon hai đầu, không vai, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nổi rỏ, thịt trái dầy, ít đắng, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năng suất trung bình từ 20 - 25 tấn/ha.

- Giống trái nhỏ: Do Công ty CP Giống cây trồng Thành phố chọn lọc từ giống địa phương. Giống cho trái rất sớm, bắt đầu thu hoạch 35 NSKG, trái dài 15 -16 cm, thon hai đầu, không vai, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nổi rỏ, thịt dầy, ít đắng, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng thành phố. Năng suất 15 - 20 tấn.

- Giống khổ qua Xiêm: Trái to, dài 30 - 40 cm, không vai, vỏ xanh trung bình, gai to, ít đắng, năng suất khá.

- Giống khổ qua Rô: Trái nhỏ 12 - 15 cm, hai đầu nhọn, không vai, vỏ xanh trung bình, gai nhỏ, nhọn, vị đắng nhiều, sai trái nhưng năng suất thấp hơn khổ qua Xiêm. Loại này thích hợp chế biến sấy khô làm trà.

4.3. Xử lý giống

Vỏ hạt khổ qua khá dày nên ngâm hạt 1-2 giờ trong nước ấm, vớt ra ủ cho nhú mầm rồi đem gieo. Có thể gieo thẳng ra đồng hoặc gieo trong bầu đất. Bầu đất làm bằng túi nylon có cắt góc hoặc bầu lá chuối, lá dừa. Phun thuốc trừ bệnh như Copper B, Rovral, Topsin M...  trên bầu đất trước khi gieo. Khi cây được 10 -12 ngày thì trồng ra đồng.

4.4. Kỹ thuật trồng

Đất thích hợp trồng khổ qua là dất thịt nhẹ hoặc cát pha, thoát nước tốt. Đất phải cày bừa kỹ, lên luống cao 20 - 25 cm.

- Đối với giống lai F1 lượng hạt cần gieo là 140 - 170 g/1.000m2 (mật độ 500 -700cây/1.000m2) vì cây phát triển mạnh, bò dài, trồng thưa hơn giống địa phương, cần phải làm giàn mới phát huy hết tiềm năng của giống. Thường trồng hàng đôi khoảng cách 4-5 m hoặc hàng chiếc 2-2,5m, cây cách cây 70-80 cm.

- Đối với giống địa phương cần 300 - 500 kg/1.000m2. Trồng hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng 30-35 cm, mật độ trung bình 2.400-2.700 cây/1.000m2. Mùa nắng có thể trồng bò đất, hàng đôi cách nhau 3-3,5 m, mật độ 1.600-1.900 cây/1.000m2 .

Rải một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lỗ (không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con phát triển yếu), tưới nhiều nước vào lổ rồi gieo hột hoặc đặt cây con. Xử lý côn trùng bằng thuốc hột như Basudin 10H hay Regent rãi xung quanh gốc sau khi gieo hột hoặc sau khi cấy cây con (2 kg/1.000 m2).

* Sử dụng mành phủ nông nghiệp: Màng phủ nông nghiệp chuyên dùng để phủ liếp trồng rau rộng 1- 1,6 m, mặt trên có màu xám bạc, mặt dưới màu đen, sử dụng bình quân 2-3 vụ.

- Mục đích của việc sử dụng màng phủ nông nghiệp

+  Hạn chế côn trùng gây hại: Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cung cấp thêm ánh sáng và xua đuổi bọ trĩ, rầy mềm, dòi đục lá, bọ rầy dưa. Ngoài ra còn giảm các loài sâu hại, trưởng thành lẩn trốn dưới đất lên cắn phá vào ban đêm. Vì vậy sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu, đặc biệt là giai đoạn cây con

+ Hạn chế bệnh hại: Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm lên cây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, bộ lá chân luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên giảm được bệnh do nấm Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân, giảm bệnh đốm phấn, thán thư trên bộ lá.

+ Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ  ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại, làm cỏ sẽ rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau.

+ Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tưới nước. Mùa mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ cây không bị úng nước, mặt liếp không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp, tăng sản lượng..

+ Giữ phân bón: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi của phân đạm, làm giảm sự thẩm lậu và rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng có sử dụng màng phủ cao hơn 1,4-1,5 lần so với mặt đất trần (không phủ); phân bón sử dụng hữu hiệu hơn.

+ Tăng nhiệt độ đất: Màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc khi mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh, bộ rễ phát triển kém; màng phủ giúp duy trì nhiệt độ đất, bộ rễ phát triển tổn định, cây tăng trưởng khoẻ.

+ Hạn chế độ phèn, mặn: Đất nhiễm phèn, mặn có sử dụng màng phủ sẽ hạn chế bớt vì màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn, năng suất cây trồng tăng cao hơn.

Trồng khổ qua sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng tủ rơm.

- Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp

+ Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 1-1,2 m (trồng hàng đơn) hoặc 1,4 - 1,6 m (trồng hàng đôi). Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m, trung bình trồng 1.000m2 khổ qua cần khoảng 1 cuồn nếu trồng hàng đôi. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

+ Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, đất ruộng trong mùa mưa cần lên liếp cao, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

+ Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây ni long căng ngang mặt líp, mỗi đầu dây cột một que cây 15-20cm, hoặc dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp nếu như đất mịn và dẻo, cũng có thể lấp đất tấn xung quanh mé liếp để tránh gió nhưng chỉ thích hợp trong mùa nắng.

Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy trên màng phủ vì làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng.

+ Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10 cm, có đục lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 50-70 cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.

+ Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B 75WP hoặc Validacin 5DD vào lỗ trước khi đặt cây con .

4.5. Bón phân

 Lượng phân sử dụng cho 1ha: Hữu cơ 10 tấn; 160 kg/ha N; 150 kg/ha P2O5; 100kg/ha  K2O; 10 kg/ha Ca. Mùa mưa nên bón thêm 50 - 80 kg/ha CaNO3

   Cách bón như sau (cho 1.000m2)

+ Bón lót: 25 kg NPK (16-16-8) + 1 tấn hữu cơ + 50 kg vôi.

Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai và phân hóa học rải trộn đều trên mặt liếp. Lượng phân bón lót nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

+ Bón phân thúc:

- Lần 1: 15 - 20 ngày sau trồng: 20 kg NPK (16-16-8) + 1 kg CaNO3

- Lần 2: 35 - 40 ngày sau trồng (đậu trái đều, chuẩn bị thu trái lứa đầu): 20 kg NPK (16-16-8) + 1 kg KCl + (1-2) kg CaNO3

- Lần 3: 55-60 ngày sau trồng (bắt đầu thu trái rộ): 20 kg NPK (16-16-8) + 2 kg KCl + (2-3) kg CaNO3

- Lần 4: 70-80 ngày sau trồng: 10 kg NPK (16-16-8) + 1 kg KCl + (1-2) kg CaNO3

Sử dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng của cây trong lúc ra hoa kết trái.

4.6. Chăm sóc

- Làm giàn: Tiến hành làm giàn cây hay giàn lưới khi cây bắt đầu bò. Cây làm giàn có chiều dài > 2 m, làm giàn hình chữ X đối với giống địa phương hay giàn mặt bằng đối với giống lai F1. Trồng bò đất phải thả rơm cho khổ qua bám và trái thương phẩm được nhiều.

- Tưới nước: Cần tưới đủ nước cho cây phát triển nhất là vào mùa khô, thiếu nước giai đoạn ra hoa sẽ làm cho hoa trái bị rụng và nhiều trái đèo. Trong mùa nắng, trồng có màng phủ cần chú ý cung cấp đủ nước bằng cách bơm nước vào rãnh hoặc tưới vào lổ giữa 2 gốc. Vào mùa mưa tránh ruộng bị ngập úng làm hư hại rễ.

- Bấm ngọn, tỉa dây: Tùy theo đặc tính giống trồng mà có hình thức tỉa dây, bấm ngọn cho thích hợp. Các giống ra nhánh sớm ngay từ nách lá đầu tiên nên tỉa bỏ 2-3 nhánh đầu để tạo sự thông thoáng ở gốc. Nếu giống ra nhánh từ nách lá thứ 4 trở lên thì không cần tỉa nhánh. Một số nơi có tập quán ngắt ngọn khi cây có 5-7 lá, sau đó chừa 3 nhánh mọc mạnh và để trái trên các dây nhánh đó. Khổ hoa cho trái trên dây chánh cũng như dây nhánh nên cây có nhiều dây sẽ cho nhiều trái.

Do cây ra hoa kết trái liên tục, vì vậy cần tỉa bỏ sớm các trái dị dạng, teo đèo để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái thương phẩm tốt.

5. Thu hoạch và để giống

- Thu hoạch: Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần. Lần đầu cho thu hoạch 40 - 45 ngày sau khi gieo, thu khoảng 20 - 30 kg/1.000m2. Trung bình cách 3 - 4 ngày thu một lần, thu tổng cộng 10 -15 lứa trong 40 - 50 ngày tùy theo mùa vụ và mức độ thâm canh của người trồng. Năng suất cao nhất ở các lứa thứ 4 - 6, khoảng 200 - 300 kg/1.000m2. Năng suất tổng cộng cả vụ 1,5 - 3tấn/1.000m2  trong 3 - 3,5 tháng trồng.

- Để giống: Không nên sử dụng trái thương phẩm của giống lai F1 để làm giống vụ sau vì sẽ cho trái không đồng đều về hình dạng, màu sắc và năng suất thấp.

Giống địa phương muốn để giống phải chú ý trồng cách ly với các giống khác ở xung quanh để giống đảm bảo độ thuần. Chọn trái tốt trên cây sinh trưởng tốt và không sâu bệnh để làm giống.

Khi trái chín vàng đều, thu vào để nơi mát. Nên phân biệt trái chín hoàn toàn với trái bị vết sâu bệnh, trong quá trình thu phải bỏ hẳn trái bị sâu bệnh để không ảnh hưởng đến chất lượng giống sau này. Trái giống chín mềm bốc ra cào lấy hạt rồi để ủ 1 đêm sau đó rửa sạch chất nhờn bằng nước. Hạt giống sau khi rửa sạch phải phơi khô nhanh, vì thời gian phơi hạt lâu vỏ hạt biến màu khi khô và giảm chất lượng.

II. QUẢN LÝ TỔNG HỢP DỊCH HẠI KHỔ QUA

1. Bọ dưa (Aulacophora similis)

+ Đặc điểm hình thái

 Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, hình bầu dục, dài 7- 8mm, mắt đen, râu dài. Trứng nhỏ, màu vàng xanh hoặc vàng nâu. Sâu non dạng sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển. Nhộng màu nâu nhạt, nằm trong đất, bên ngoài bao phủ một lớp kén đất.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Bọ trưởng thành hoạt động chậm chạp, vào lúc sáng sớm hay chiều tối, ban ngày trời trời nắng ârn nấp trong đất hoặc dưới tán lá. Trưởng thành đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa,. Một con cái để khoảng 200 trứng. Trưởng thành cắn lá non đứt thành từng vòng tròn trên lá, gây thiệt hại nặng khi cây dưa còn nhỏ đến lúc cây có 4-5 lá nhám. Mật độ cao có thể làm cây dưa trụi hết lá và đọt non. Khi dưa lớn, lá có nhiều lông bọ dưa không phá hại nữa. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây, kể cả khi cây đã lớn, ra hoa, có quả làm cây sinh trưởng kém, có thể làm dây héo chết.

   Bọ dưa phát triển nhiều vào mùa khô, trên các loại dưa, bầu bí. Vòng đời trung bình 35-40 ngày. Bọ trưởng thành có thể sống 10-15 ngày

+ Biện pháp phòng trừ

- Cày bừa, phơi đất diệt sâu non, nhộng.

- Để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc.

- Dùng tay hoặc vợt bắt trưởng thành vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ.

- Những loại thuốc được dùng để trừ bọ dưa khi mật độ cao như: Diazinon (Diaphos, Diazan, Vibasu,…);….. rải quanh gốc dưa trước khi cây ra hoa để diệt sâu non.

- Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại có thể phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại thuốc như: DupontTM Benevia®, Eagle, Gasrice,…

2. Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitae)

 + Đặc điểm hình thái

Thành trùng có hình dạng giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, dài khoảng 6 - 8 mm, màu vàng có vạch đen trên ngực và bụng. Cuối bụng ruồi cái có vòi đẻ trứng dài, nhọn dùng để chích vào quả đẻ trứng.

Trứng rất nhỏ, màu trắng ngà, nằm phía trong vỏ quả.

Ấu trùng là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6 - 8 mm. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.

Nhộng màu nâu vàng, hình trứng dài, dài 5 - 7 mm.

 + Triệu chứng

Ruồi thường đẻ trứng và phá hại từ khi quả già đến chín. Vết chích đẻ trứng của ruồi trên quả lúc đầu chỉ là 1 chấm đen rất nhỏ, trứng nằm trong đó. Dòi nở ra đục vào trong quả, chỗ vết đục bên ngoài lớn dần lên, có màu nâu. Bên trong quả dòi đục thành đường hầm vòng vèo làm quả bị thối mềm, dễ rụng.

+ Đặc điểm sinh học

Ruồi đục quả gây hại trên nhiều cây trồng như dưa leo, bầu bí, mướp, khổ qua

Ruồi cái đẻ trứng trong vỏ quả, một quả có thể có nhiều trứng. Dòi nở ra đục vào trong quả gây hại. Trong quả bị hại thường có nhiều con dòi, đẫy sức dòi chui ra ngoài rơi xuống đất hoá nhộng hoặc hoá nhộng trong quả bị rụng.

Vòng đời ruồi trung bình 22-28 ngày, trong đó thời gian  trứng 2 - 3 ngày, dòi 8 - 10 ngày, nhộng  7 - 12 ngày, ruồi trưởng thành đẻ trứng 5-7 ngày và có thể sống hàng tháng. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát, sức bay yếu.

         + Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị rụng hoặc trái bị dòi hại.

- Cày phơi đất hoặc ngâm nước ruộng vài ngày để diệt sâu non và nhộng.

- Dựa vào đặc tính bị hấp dẫn của ruồi trưởng thành bởi màu sắc nên có thể sử dụng bẩy dính màu vàng, dùng những tấm nhựa màu vàng được trét keo để bắt ruồi trưởng thành

- Khi ruồi trưởng thành phát sinh nhiều dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol (Jianet) hoặc tự làm bằng dấm pha đường và ít thuốc trừ sâu, đặt rải rác cách 5 - 10m một bẫy.

- Sử dụng bẩy Vizubon D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5-10m/1 bẩy).

- Nếu có điều kiện thì bao quả lại sau khi quả đậu 3 - 4 ngày, không cần phun thuốc.

- Phun Protein thuỷ phân (Ento-Pro) diệt ruồi trưởng thành đực và cái. Phun ngay sau khi hoa thụ phấn. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên trái.

- Có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau: Emamectin benzoate (Eska, Comda), Spinosad (Success, Efphê,…),…Chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly.

3. Ruồi đục lá (Liriomyza trifolii)

+ Đặc điểm hình thái

Ruồi trưởng thành nỏ, màu đen. Trứng nhỏ, nằm trong biểu bì lá. Sâu non dạng dòi, màu vàng nhạt, dẹt. Nhộng màu nâu vàng

+ Triệu chứng

Nhiều đường đục do ấu trùng gây ra làm lá cháy khô, cây sinh trưởng kém, quả ít và nhỏ. Ấu trùng phá hại từ khi cây nhỏ đến ra hoa, có quả, gây hại nặng nhất khi cây sinh trưởng mạnh, nhiều lá. Thiệt hại do ruồi đục lá gây ra trong mùa khô cao hơn mùa mưa.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Ruồi đục lá gây hại trên nhiều cây trồng như dưa leo, bầu bí, mướp, khổ qua, rau cải, đậu đỗ…

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì trên mặt lá. Ấu trùng nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo, màu trắng. Có thể nhìn thấy ấu trùng của ruồi đục lá dưới đường đục. Một lá có thể bị nhiều ấu trùng gây hại. Vòng đời trung bình của ruồi đục lá

+ Biện pháp phòng trừ: Tương tự ruồi đục trái

4. Bọ xít mướp (Aspongogus fuscus)

+ Đặc điểm hình thái

Bọ trưởng thành hình lục giác, có vòi miệng dài. Phần bụng của mặt lưng có màu da cam. Mỗi mép rìa mặt lưng có 7 chấm đen xen lẫn 7 chấm vàng da cam. Trúng hình trụ, nằm ngang, xếp liền nhau thành từng hàng khoảng 10 - 20 trứng, có màu xanh xám đến nâu nhạt. Bọ non giống trưởng thành, màu nâu đỏ, không có cánh hoặc cánh ngắn. Bọ non đẫy sức ngưng hoạt động 1 -2 ngày trước khi lột xác hóa trưởng thành.

+ Triệu chứng

Bọ xít non và trưởng thành chích hút nhựa trên cuống lá, cuống nụ, quả non của cây làm lá bị vàng, quả rụng sớm, nhỏ, méo mó. Gặp điều kiện thuận lợi bọ xít phát triển với mật độ cao, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất và chất lượng.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Bọ xít mướp phá hại chủ yếu trên cây trồng họ bầu bí.

Bọ xít hoạt động ban ngày, một con cái đẻ 50 - 100 trứng. Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, sau đó phân tán. Vòng đời của bọ xít mướp trong mùa hè 65 - 90 ngày; trong đó bọ xít non 50 - 60 ngày, trứng  10 - 20 ngày.  Bọ xít trưởng thành đẻ trứng  5 - 10 ngày và có thể sống đến vài tháng

+ Biện pháp phòng trừ

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển tốt

- Thường xuyên kiểm tra cây trồng, quan sát các tán lá cây để kiểm tra các ổ trứng và bắt bọ xít nếu thấy chúng xuất hiện, đặc biệt là vào thời kỳ trước khi hoa nở. 

- Kiểm soát mật độ cây trồng vừa phải, cắt tỉa bớt lá và nhánh phụ để tạo độ thông thoáng.

- Làm sạch cỏ dại, bụi rậm quanh vườn trồng để hạn chế nơi cư trú của bọ xít.

- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ và diệt bọ xít: Abamectin (Nouvo, Javitin, Reasgant, Tungatin,…), Alpha-cypermethrin (Alpha, Altach, Motox,….), Cypermethrin (Cyperan, Cyper,…), Voliam targo,….

5. Bọ phấn (Bemisia myricae)

+ Đặc điểm hình thái

Bọ trưởng thành kích thước nhỏ, dài khoảng 1 mm, màu vàng nhạt, trên cơ thể phủ một lớp bột màu trắng như phấn. Chân dài và mảnh. Trứng nhỏ, hình bầu dục, có cuống. Bọ phấn non hình oval, màu vàng nhạt, lớn tuổi dài 0,7-0,9 mm. Nhộng giả, hình bầu dục, màu sáng, có lông ở 2 bên sườn, qua tấm lưng trong suốt có thể nhìn thấy mắt màu đỏ của con trưởng thành.

+ Triệu chứng

Bọ non mới nở bò chậm cháp, sáng tuổi 2 sống cố định một chỗ. Vòng đời bọ phấn trung bình 15-25 ngày. Bọ phấn non và trưởng thành chishc hút nhựa cây, chủ yếu ở ngọn và các lá non, làm lá có các đốm hoặc vùng biến màu vàng, mật độ bọ cao và gây hại nặng thì chỉ các gân lá còn xanh. Trên lá và thân có bọ phấn thường có lớp mốc đen.

Ngoài tác hại trực tiếp, bọ phấn còn là môi giới lan truyền bệnh xoăn lá virus.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Bọ trưởng thành hoạt động nhanh, ban ngày đậu ở mặt dưới lá, có hoạt động thì bay lên cao. Bọ thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều mát, không ưa ánh sáng mạnh.

Trứng đẻ thành ổ 4-6 quả hoặc rải rác trong các mô lá, trứng thường nhiều ở các lá bánh tẻ. Một con cái đẻ 50-100 trứng.

+ Biện pháp phòng trừ

-  Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng.

-  Tỉa bỏ lá già, hạn chế chổ ẩn nấp cho bọ phấn.

-  Luân canh cà chua với hành, tỏi, lúa.

-  Khi bọ non xuất hiện phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát

- Một số thuốc trừ như: Diafenthiuron (Pegasus, Pesieu,…), Dinotefuran (Oshin, Cyo super,.. ), Map Loto, Vimatrine, Chess,....

6. Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica)

+ Đặc điểm hình thái

Trưởng thành là loài bướm tương đối nhỏ, thân dài khoảng 10mm, sải cánh rộng 15mm, khi đậu cánh xếp hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen.

Trứng nhỏ hình cầu, màu vàng nhạt, đẻ rời rạc từng quả trên đọt và lá non.

Sâu non đẫy sức dài 10-12 mm, màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể, nhộng màu nâu đen.

+ Triệu chứng

Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi cây khổ qua còn nhỏ đến có quả, nhiều nhất khi cây ra hoa và có quả non.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Bướm hoạt động và đẻ trứng ban đêm. Sâu non sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non lại ở trong đó cắn đọt và lá. Khi có quả non sâu gặm vỏ là quả sần sùi loang lổ. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trong lá cuốn lại hoặc trong lá khô trên mặt đất.

Vòng đời trung bình 25-30 ngày, trong đó thời gian sâu non 14-18 ngày.

+ Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng

- Ngắt bỏ ổ trứng, diệt ổ sâu non mới nở, bắt sâu non đang sống tập trung.

- Dùng chế phẩm BT, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi sâu phát sinh nhiều. Nên thay đổi thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao.

- Một số thuốc trừ sâu như: Indoxacarb (DuPontTM, Ammate®,….); Emamectin benzoate (Mãng xà, Map Winner, Proclaim,…);….

7. Bọ trĩ   (Thrips palmi )

+ Đặc điểm hình thái

Bọ trưởng thành và bọ non rất nhỏ dài khoảng 1mm. Bọ trưởng thành có cánh là những sợi tơ mảnh, màu đen, phía cuối bụng nhọn. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Bọ trưởng thành và bọ non  sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị ngẩng đầu lên cao mà nông dân thường gọi là ”bắn máy bay hay đầu lân”. Mật độ bọ trĩ cao làm cây cằn cỗi, đọt dưa chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, quả ít và nhỏ. Thiệt hại này xảy ra ở những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm vàng virus cho dưa.

Khi nắng lên, bọ trĩ ẩn nấp trong kẽ đất hoặc rơm rạ. Bọ trĩ phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn, có tính kháng thuốc rất cao và mau quen thuốc. Gặp điều kiện thích hợp bọ trĩ phát triển rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất dưa.

Vòng đời bọ trĩ tương đối ngắn, trung bình 15-18 ngày. Bọ trĩ phá hại trên nhiều loại cây như dưa, cà, ớt…

+ Biện pháp phòng trừ

- Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ

- Đốt, tiêu hủy các tàn dư thực vật.

- Sử dụng màng phủ.

- Bón phân cân đối,

- Sử dụng bẫy dính màu vàng

- Thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện và phòng trừ kịp thời.

- Khi mật độ bọ trĩ cao có thể phun Takare, Matrine-dịch chiết từ cây khổ sâm (Ema, Marigold,…); Vimatrine; Radiant; Thiamethoxam (Actara, Vithoxam,…); Emamectin benzoate (Actimax, Comda gold, Map Winner,….);…

8. Nhện đỏ (Tetranychus urticae)

+ Đặc điểm hình thái

Nhện trưởng thành rất nhỏ, hình bầu dục, dài khoảng 0,5mm, màu đỏ hồng, có 8 chân, di chuyển nhanh. Trứng rất nhỏ, hình bán cầu, màu đỏ sẫm, nhìn qua kính phóng đại thấy chính giữa quá trứng có một sợi lông ngắn thẳng đứng. Nhện non giống trưởng thành, màu hồng, có 6 chân.

+ Triệu chứng

Nhện non và trưởng thành sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vết màu nâu vàng nhạt dọc theo 2 bên gân lá. Mật độ nhện cao còn có thể làm lá vàng, khô và rụng, cây sinh trưởng kém. Nhện còn bò sang chích hút vỏ quả non, làm quả nhỏ.

+ Đặc điểm sinh học và tác hại

Nhện trưởng thành nhả tơ giăng thành một lớp sợi mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng từng quả gắn vào lớp tơ. Một con cái có thể đẻ 200 trứng.

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện thời tiết nóng và khô, thường phát sinh phá hại nặng khi cây khổ qua đã lớn, ra hoa, có quả.

+ Biện pháp phòng trừ

- Chăm sóc đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.

- Đốt, tiêu hủy các tàn dư thực vật.

- Sử dụng màng phủ.

- Bón phân cân đối,

- Thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện và phòng trừ kịp thời.

- Khi mật độ nhện đỏ cao có thể phun Takare, Matrine-dịch chiết từ cây khổ sâm (Ema, Marigold,…); Vimatrine; Radiant; Emamectin benzoate (Actimax, Comda gold, Map Winner,….);…

9. Bệnh thán thư

+ Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ngoài ra có thể tấn công trên thân và quả. Bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Vết bệnh ban đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám; khi vết bệnh lớn xung quanh màu nâu vàng, ở giữa nâu đậm và có các đường tròn đồng tâm, vết bệnh khô và rách. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh. Trên thân vết bệnh có màu nâu xám, hơi lõm. Trên quả vết bệnh tròn, màu nâu đen, hơi lõm vào vỏ và cũng có bào tử hồng nơi vết bệnh. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành từng mảng lớn gây thối quả, úng nước.

+ Tác nhân:  Do nấm Collectotrichum lagenarium

+ Điều kiện phát sinh phát triển

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30-40 0C. Nấm bệnh có thể lưu tồn trong tồn dư thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống truyền bệnh sang năm sau. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa. Nấm bệnh phá hại trên nhiều loại cây họ bầu bí như dưa leo, bầu bí, khổ qua…

+ Biện pháp phòng trừ

- Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ.

- Ruộng bị bệnh nặng cần luân canh cây khác ít nhất 1 năm

- Không để hạt giống ở những quả bị bệnh.

- Khử  hạt với Pro - Thiram, Benomyl

- Phun thuốc khi bệnh chớm phát bằng: Carbendazim (Carban, Carbenda supper, Carbenzim,…); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% ( DuPontTM Curzate®, Jack M9, Simolex, Xanized,…); Difenoconazole (Score,….. ); Thiophanate-Methyl (Topan, Thio – M, Top, Vithi - M);...

10. Bệnh sương mai

+ Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh lúa đầu nhỏ, màu xanh nhạt, sau lớn lên chuyển màu vàng nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá nên vết bệnh có góc cạnh rõ rệt. Sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp sợi nấm như tơ, màu trắng hoặc vàng nhạt. Vết bệnh lúa già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện trước ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá phía trên. Lá bị bệnh khô vàng và rụng, cảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

+ Tác nhân: Do nấm Pseudoperonospora cubensis

+ Điều kiện phát sinh phát triển

Nấm hình thành phân sinh bảo tử và noãn bào tử. Gặp nhiệt độ thích hợp và nước, một phân sinh bào tử tạo thành 2-8 du động bào tử có tiêm mao để di chuyển trong nước, làm tăng khả năng phát triển bệnh.

Bệnh sương mai phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, ban đêm có nhiều sương, nhiệt độ thấp (thích hợp nhất 15-19oC), từ khi cây khổ qua đã lớn đến thu hoạch.

+ Biện pháp phòng trừ

Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch. Không dùng dạt giống ở quả bị bệnh. Dùng màng nilon phủ đất, ngắt bỏ bớt các lá già phía gốc và lá bị bệnh.

Phun thuốc trừ nấm: Chlorothalonil (Arygreen, Daconil,…); MAP Rota; Mancozeb (Dipomate, Dithane, Dove, Manozeb,…); Thiophanate-Methyl (Topan, Thio – M, Top, Vithi – M, Danatan,Topsin M,...) từ khi cây có 5-6 lá thật hoặc khi mới phát bệnh.

11. Bệnh héo vàng

 + Triệu chứng

Trên khổ qua, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Nấm xâm nhập phá hoại gốc cây và rễ làm rễ bị thối đen. Nấm phát triển bên trong làm nghẽn mạch. Khi cây nhỏ bị héo như mất nước và chết khô từ đọt. Trên cây đã lớn lúc đầu có biểu hiện sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở lên. Cây bị héo từng nhánh, cuối cùng cả cây bị héo chết. Trước khi héo, cây có thể có triệu chứng lá có màu xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá trên. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bên trong màu nâu đen. Ở cây đã bị nhiễm bệnh lâu, quanh gốc có đóng lớp bào tử của nấm gây bệnh có màu hồng.

+ Tác nhân: Do nấm Fusarium oxysporum.

+ Điều kiện phát sinh phát triển

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 24-27 0C. Nấm tồn tại trong cây bệnh hay trong đất ở dạng sợi hay bào tử. Trong đất nấm có khả năng lưu tồn khá lâu. Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ, nhất là khi rễ bị thương tổn do úng nước, do tuyến trùng hay những nguyên nhân khác. Nấm gây hại trên nhiều loại cây như dưa, cà, đậu…

+ Biện pháp phòng trừ

- Làm đất kỹ, vun gốc cao cho thoát nước, tránh để ngập úng làm tổn thương rễ

- Nhổ bỏ dây bệnh. Sau mùa vụ tiêu hủy hết xác bả thực vật. Không nên trồng liên tục khổ qua nhiều năm trên 1 ruộng.

- Cần chú ý phòng trị tuyến trùng.

- Có thể xủ lý đất và phun hoặc tưới gốc bằng một số thuốc sau: Ningnanmycin (Bonny, Annongmycin,...); Thiophanate-Methyl (Topan, Thio – M, Top, Vithi – M, Danatan,…); Metalaxyl (Gala-super, Mataxyl, Vilaxyl,…);….

12. Bệnh héo xanh

+ Triệu chứng

Cây đang sinh trưởng bình thường đột nhiên bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau 2-3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang thân bị bệnh thấy các mạch dẫn màu nâu đen, chỗ gần mặt cắt tiết ra chất dịch vi khuẩn màu trắng đục.

+ Tác nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum

+ Điều kiện phát sinh phát triển

Vi khuẩn phát triển tích hợp ở nhiệt độ 30-35 0C. Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bệnh khoảng 7 tháng, trong đất trên 1 năm, là nguồn lan truyền gây bệnh cho vụ sau. Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển trong các mạch dẫn, ngăn cản sự vận chuyển dinh dưỡng làm cây bị héo.

+ Biện pháp phòng trừ

- Cày lật, phơi ải đất, bón vôi.

- Luân canh cây trồng khác họ cà và bầu bí.

- Không để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm, không trồng cây sau mưa

- Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan.

- Sử dụng các loại thuốc như: Visen, New Kasuran,….

13. Bệnh khảm

Gửi bình luận

Vui lòng đợi ...