TỪ ĐIỂN

Tra theo từ điển:


LỊCH

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY SỐ 45

Phòng BVTV | 157 lần xem | 1 Đính kèm | 0 bình luận

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Trong tuần ngày và đêm có mưa rải rác. Nhiệt độ không khí thấp nhất 25-260C, cao nhất 27-320C, lượng mưa từ 50-80 mm, ẩm độ 75-85%.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)

- Lúa Mùa 2023 đã gieo sạ từ ngày 20/7 – 07/11/2023. Diện tích: 3.666,8 ha Sông Cầu (716,3 ha), Tuy An (1.666,5 ha), Sông Hinh (55 ha), Đồng Xuân (575 ha), Sơn Hòa (500 ha), Phú Hòa (150 ha), TP. Tuy Hòa (4 ha). GĐST: Mạ - chín sữa.

Cơ cấu giống: ML49, ML48, ML213, BĐR27, …

- Sắn niên vụ 2023-2024 đã thu hoạch 5.108 ha/26.256 ha tại Sông Hinh (1.500 ha), Sơn Hòa (1.650 ha), Tây Hòa (1.358 ha), Đồng Xuân (350 ha), Phú Hòa (250 ha), ước năng suất 210 tạ/ha. GĐST: PTTL – thu hoạch.

- Mía niên vụ 2023-2024 đã trồng 24.840 ha tại Sông Hinh (6.277 ha), Sơn Hòa (13.690 ha), Phú Hòa (650 ha), Đồng Xuân (1.805 ha), Tây Hòa (600ha), Tuy An (1.349,5 ha), Sông Cầu (468,5 ha). GĐST: Đẻ nhánh – vươn lóng.

- Ngô: 990 ha. GĐST: Nảy mầm – thu hoạch.

- Rau các loại: 1.775 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch.

- Đậu các loại: 1.265 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch.

- Tiêu: 477,3 ha (Tây Hòa: 278,6 ha, Sông Hinh: 185,7 ha, Sơn Hòa: 13 ha). GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây lúa

Lúa vụ Mùa 2023

Một số đối tượng sinh vật gây trên cây lúa, GĐST: Đẻ nhánh – chín sữa, cụ thể: 

- Chuột gây hại tổng diện tích (DT) 6,8 ha, GĐST: Đẻ nhánh - đòng, TLH 2 – 5% dảnh hại, trong đó:

+ DT dưới mức nhiễm: 4,5 ha, TLH 2 – 4 % dảnh hại, GĐST đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh tại Đồng Xuân, giảm 3 ha so với kỳ trước.

+ DT nhiễm nhẹ: 2,3 ha, TLH 3 – 4% đòng, GĐST cuối đẻ nhánh - đòng tại huyện Sơn Hòa, tăng 0,8 ha so với kỳ trước.

- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại tổng 8,5 ha, GĐST đẻ nhánh – đòng, trong đó:

+ 7,5 ha dưới mức nhiễm, mật độ (MĐ) 1 - 10 con/m2, GĐST đẻ nhánh – cuối đẻ nhánh tại các huyện Đồng Xuân (4,5 ha) và Phú Hòa (03 ha). So với kỳ trước giảm 3,2 ha.

+ 1 ha DT nhiễm nhẹ, MĐ 10 - 15 con/m2, GĐST đòng tại huyện Đồng Xuân. So với kỳ trước tăng 1 ha.

- Bệnh khô vằn gây hại DT dưới mức nhiễm 10 ha trên các vết bệnh cũ, TLB 1 – 4% dảnh, GĐST: Trỗ - chín sữa tại TX. Sông Cầu. Tương đương so với kỳ trước

- Sâu đục thân gây hại rải rác dưới mức nhiễm 5 ha, TLH 0,5 – 1% bông bạc, GĐST trỗ – chín sữa tại TX. Sông Cầu. So với kỳ trước tăng 3 ha.

- Bệnh đen lép hại gây hại rải rác DT dưới mức nhiễm là 2 ha, TLB 2 – 4 % dảnh, GĐST: Chín sữa tại huyện Sông Hinh. Tăng 1 ha so với kỳ trước.

- Ốc bươu vàng gây hại rải rác DT dưới mức nhiễm 6,5 ha, TLB 2 – 4 % dảnh, GĐST: đẻ nhánh – cuối đẻ nhánh tại huyện Phú Hòa. Tăng 6,5 ha so với kỳ trước.

- Sâu keo gây hại rải rác dưới mức nhiễm 1,5 ha, MĐ 1 - 2 con/m2,GĐST đẻ nhánh tại huyện Phú Hòa. So với kỳ trước tăng 1,5 ha.

2. Cây rau các loại

Một số đối tượng sinh vật gây hại rải rác dưới mức nhiễm trên cây rau các loại, cụ thể:

- Bệnh thối nhũn gây hại trên hành tỏi DT dưới nhiễm 2,2 ha, TLB: 1 – 2% cây, GĐST: Phát triển thân lá tại TP. Tuy Hòa. Tăng 0,7 ha so với kỳ trước.

- Sâu xanh gây hại trên rau cải ăn lá DT dưới nhiễm 0,2 ha, MĐ 1 – 3 con/m2, GĐST: Phát triển thân lá tại TX. Sông Cầu. Giảm 0,3 ha so với kỳ trước.

- Sâu ăn lá gây hại trên cây xà lách, DT dưới nhiễm 0,4 ha, MĐ: 1 – 2 con/m2, GĐST: Phát triển thân lá tại TP. Tuy Hòa. Tăng 0,4 ha so với kỳ trước.

Ngoài ra, bọ nhảy, bệnh xoăn lá gây hại trên cây húng quế, dưa leo rải rác với diện tích không đáng kể tại huyện Tuy An.

3. Cây ngô

Sâu keo mùa thu gây hại tổng DT là 3,3 ha, trong đó:

+ DTN nhẹ là 1,7 ha, GĐST 3 đến 7 lá – thu hoạch, 8 đến 10 lá – hạt sữa tại các huyện Phú Hoà (1 ha), Sông Hinh (0,5 ha) và Tuy An (0,2 ha).

+ DT dưới nhiễm 1,6 ha, MĐ 1 - 2 con/m2, GĐST 3 đến 7 lá – trỗ cờ, phun râu tại Tuy Hòa (1,4 ha) và TX. Đông Hòa (0,2 ha).

- Sâu đục bắp gây hại trên cây ngô sinh khối dưới mức nhiễm 5 ha, TLH 0,2% bắp, giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Cây lúa

Lúa vụ Mùa 2023: Chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn … tiếp tục phát sinh gây hại. Ngoài ra, còn một số đối tượng sinh vật gây hại khác có thể phát sinh trong thời gian tới như sâu đục thân, bệnh đạo ôn …

2. Cây rau

Sâu ăn lá, bệnh thối nhũn … tiếp tục gây hại trên cây hành lá, rau thập tự và rau cải ăn lá các loại.

3. Cây ngô

 Sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại trên cây ngô giai đoạn 3 đến 7 lá – hạt sữa.

IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Trong tuần, thời tiết có thể xuất hiện mưa, độ ẩm cao đề nghị các Trạm Trồng trọt và BVTV (Trạm) theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến phát sinh, phát triển của sinh vật hại cây trồng; tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại, thông báo, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ các đối tượng có khả năng gây hại nặng đến các địa phương, người nông dân kịp thời.

1. Cây lúa

Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại: Chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng, … trên lúa vụ Mùa 2023.

2. Cây rau

Đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo nông dân áp dụng sản xuất rau theo đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGAP, hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và theo nguyên tắc 4 đúng ...

3. Cây ngô

Tiếp tục áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020./.

Gửi bình luận

Vui lòng đợi ...