TỪ ĐIỂN

Tra theo từ điển:


LỊCH

THÔNG BÁO SÂU BỆNH SỐ 26-2018

Phòng BVTV | 354 lần xem | 1 Đính kèm | 0 bình luận

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG           

1. Thời tiết

               Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 24 – 250C;

               Nhiệt độ cao nhất trung bình:  34 – 350C;

               Độ ẩm trung bình từ: 80 - 90%.

Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào nhẹ và dông vài nơi, gió Tây Nam cấp 2–3.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

* Lúa vụ Hè Thu 2018: Đã gieo sạ 23.664,7ha.

- Trà sớm: Gieo sạ từ ngày 05/4/2018 đến 19/5/2018, diện tích 330ha, giai đoạn trổ – chín sáp.

- Trà chính vụ: Gieo sạ từ ngày 20/5/2018 đến 10/6/2018, diện tích 15.658ha, giai đoạn cuối đẻ nhánh – trổ.

- Trà muộn: Gieo sạ từ ngày 11/6/2018 đến 26/6/2018, diện tích 7.676,7ha, giai đoạn mạ - cuối đẻ nhánh.

­* Các cây trồng khác

- Mía: 2.495 ha. GĐST:  Cây con.

- Sắn: 4.800 ha. GĐST: Cây con.

- Dừa: 968 ha. GĐST: Cây con - cho quả.

- Rau các loại: 2.764 ha. GĐST: Sinh trưởng nhiều giai đoạn.

- Tiêu: 890 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.

- Bắp: 1.133ha. GĐST: Cây con - trỗ cờ phun râu.

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Lúa vụ Hè Thu 2018 : đang giai đoạn mạ – chín sáp. Tình hình sâu bệnh hại có các đối tượng:

- Bọ trĩ: 3ha, TLH 15-18%dảnh, giai đoạn mạ, tại Tuy An.

- Chuột: 4ha, TLH 5-6%dảnh, giai đoạn mạ - đẻ nhánh, tại Đông Hòa.

- Bệnh khô vằn: 15ha, TLB 14%dảnh, giai đoạn chín sữa – chín sáp, tại Tuy An.

- Bệnh đen lép hạt: 5ha, TLB 8%hạt, giai đoạn trổ, tại Tuy An.

Ngoài ra còn có các đối tượng khác: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, sâu đục thân, … phát sinh gây hại nhưng mật độ thấp.

- Cây rau các loại

+ Cây hành: Bệnh thối nhũn 2,1ha, TLB 10-20% cây, gây hại giai đoạn phát triển thân lá, tại TP. Tuy Hòa.

+ Cây khổ qua: Bệnh đốm vàng 1ha, TLB 5-20%lá, giai đoạn phát triển ra quả – thu hoạch, tại TP Tuy Hòa.

+ Rau ăn lá: Bọ nhảy 3ha, mật độ 14con/m2, giai đoạn phát triển thân lá, tại Tuy An.

- Cây bắp: Sâu xám, đục thân gây hại rải rác ở các vùng trồng bắp, tại Phú Hòa.

- Cây sắn: 

+ Rệp sáp bột hồng gây hại sắn với diện tích 126,2ha, TLH 1-40%cây, giai đoạn cây con – phát triển củ, tại các huyện:

. Huyện Sông Hinh diện tích 100ha, TLH 1-40%cây; trong đó 55ha, TLH 1-2%cây; 30ha, TLH 3-4%cây; 10ha, TLH 6-8%cây; 5ha, TLH 15-30%cây, tại các xã EaLâm, Ea Bar, Hai Riêng, Sơn Giang, Đức Bình Đông.

. Huyện Đồng Xuân diện tích 15ha, TLH 1-2%cây, tại các xã Xuân Lãnh, Xuân Sơn Nam, Xuân Quang 3. Xuân Quang 1, Xuân Phước.

. Huyện Sơn Hòa diện tích 10,2ha, TLH 0,5-2%cây tại các xã Sơn Long, Krông Pa, Sơn Hội, Ea Chà Rang và Cà Lúi.

. Huyên Tuy An diện tích 1ha, TLH 0,5-1%cây tại xã An Hải.

+ Nhện đỏ gây hại 724,2ha, TLH 1-50%lá,  giai đoạn phát triển củ, tại các huyện:

. Huyện Sông Hinh diện tích 470ha, TLH 1-50%lá; trong đó 300ha, TLH 1-2%lá; 120ha, TLH 3-4%lá; 40ha, TLH 6-8%lá; 10ha, TLH 15-50%lá, rải rác ở các vùng trồng sắn.

. Huyện Đồng Xuân diện tích 250ha, TLH 5%lá, rải rác ở các vùng trồng sắn.

. Huyện Sơn Hòa diện tích 4,2ha, TLH 2-4%lá, ở xã Krông Pa, Sơn Long, Sơn Hội.

+ Bệnh chổi rồng: 14ha, TLB 1-7%cây, giai đoạn phát triển củ, trong đó 10ha, TLH 1-2%cây; 3ha, TLB 3-4%cây; 1ha, TLB 6-7%cây;  tại Sông Hinh.

- Cây mía:

+ Sâu đục thân: 5,3ha, TLH 6%cây, giai đoạn cây con – đẻ nhánh tại Sơn Hòa.

Ngoài ra có bệnh than, thối đỏ thân,... gây hại rải rác với tỷ lệ thấp tại các vùng trồng mía.

- Cây tiêu

+ Bệnh chết chậm: 226ha, với tỷ lệ bệnh 2 – 50% trụ, giai đoạn kinh doanh; trong đó 39ha, TLB 2-4% trụ; 85ha, TLB 5-8% trụ; 60ha, TLB 10-20%trụ; 50ha, TLB 20-50%trụ tại Tây Hòa.

+ Bệnh chết nhanh: 51ha, với tỷ lệ bệnh 0,2 – 16% trụ, giai đoạn KTCB-KD trong đó 28 ha, TLB 0,2-1% trụ; 22ha, TLB 2-4% trụ; 4ha, TLB 8-16%trụ, tại Tây Hòa.

+ Tuyến trùng: 100ha, TLH 1-20% rễ, giai đoạn kinh doanh tập trung ở các vùng trồng tiêu tại Tây Hòa.

- Cây dừa: Bọ dừa gây hại 967,7 ha với tỷ lệ hại 10-20% cây,  phổ biến ở cấp A-B, mật độ bọ dừa thấp, tại TX Sông Cầu.

- Cây dứa: Rệp sáp, bệnh héo đỏ lá gây hại rải rác ở vùng trồng dứa tại Phú Hòa.

   III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

- Trên lúa Hè Thu: Sâu keo, đục thân, chuột, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, đen lép hạt … sẽ  tiếp tục gây hại, mật độ có thể tăng cao trên các chân ruộng thiếu nước hay sạ dày, bón phân không cân đối. Trong thời gian tới, nếu thời tiết nắng nóng có thể rầy lưng trắng và và rầy nâu sẽ phát triển mạnh, đặc biệt trên các giống nhiễm và những vùng thường bị rầy gây hại ở các năm trước.

- Cây rau: Các loại sâu ăn lá, bọ nhảy, bệnh thối nhũn… tiếp tục phát sinh gây hại trên rau ăn lá, ăn quả,...

- Cây bắp: Sâu xám, đục thân... tiếp tục phát sinh gây bắp ở giai đoạn cây con.

- Cây sắn: Thời gian qua trời có mưa nên nông dân đã tiếp tục trồng sắn mới, vì vậy có khả năng RSBH sẽ phát sinh gây hại trên diện tích này, do lây lan từ các vùng đã bị RSBH. Thời gian tới, nếu thời tiết nắng nóng trở lại, nhện đỏ cũng sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng trồng sắn, nhất là sắn tuổi nhỏ.

- Cây mía: Sâu đục thân, bệnh than, thối đỏ thân ... phát sinh gây hại trên mía giai đoạn vươn lóng - chín.

- Cây tiêu: Tuyến trùng, chết chậm…tiếp tục gây hại ở những vùng tiêu chăm sóc kém.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN THIẾT

- Tăng cường công tác kiểm tra sinh vật gây hại lúa Hè Thu, phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại, đề ra các biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế sự lây lan.

- Chú trọng bón phân kịp thời đúng quy trình sau khi sạ để cây lúa sinh trưởng tốt nhằm chống lại các điều kiện bất lợi cho cây lúa.

- Theo dõi rầy nâu, rầy lưng trắng vào bẫy đèn và thường xuyên kiểm tra rầy nâu, rầy lưng trắng ngoài đồng, đặc biệt ở các giống nhiễm và vùng thường xảy ra dịch rầy nâu, để kịp thời quản lý. Không khuyến cáo ND phun thuốc trừ rầy khi mật độ còn thấp vì dễ gây bộc phát rầy về sau.  

- Các địa phương cần tổ chức diệt chuột thường xuyên, liên tục và đồng bộ bằng nhiều biện pháp.

- Trên cây mía: Điều tra phát hiện sinh vật gây hại trên cây mía, phòng trừ kịp thời ở giai đoạn cây con - vươn lóng.

- Trên cây tiêu: Chú ý bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng tiêu, cần kiểm tra vườn tiêu thường xuyên, tổ chức thoát nước tốt trên vườn sau những cơn mưa, tránh đọng nước làm cơ sở cho bệnh phát sinh và lây lan.

- Trên cây sắn: Cần tích cực điều tra phát hiện sớm RSBH phát sinh gây hai trên sắn mới trồng để có biện pháp quản lý kịp thời; thu gom đốt các đống sắn ven bờ ruộng để ngăn nguồn RSBH gây hại vào ruộng sắn. Khuyến cáo nông dân chăm sóc sắn khi có trời mưa nhằm tăng sức chống chịu của sắn với dịch hại. Chú ý điều tra và tổ chức phòng trừ nhện đỏ hại sắn.

- Hướng dẫn nông dân chăm sóc rau màu để khôi phục bộ rễ và hạn chế sâu bệnh hại.

- Đẩy mạnh điều tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trên cây rau, màu các loại./.

Nơi nhận:

- Cục BVTV;                                                          

- Trung tâm BVTV Miền Trung;                      

- Sở NN&PTNT;

- Phòng NN&PTNT/KT các huyện, TX, TP;

- Trạm TT&BVTV  các huyện, TX, TP;            

- Lãnh đạo Chi cục;

- Lưu: BVTV.

KT.CHI CỤC TRƯỞNG

P.CHI CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

 

 

 

Nguyễn Văn Minh

Gửi bình luận

Vui lòng đợi ...